Bị chê trách Từ Đạm

Khi làm quan, Từ Đạm là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, đồng thời lại xem thường dư luận quần chúng, nên bị nhiều người chê trách[2]. Điều ấy đã bộc lộ trong hai câu thơ trong một bài vịnh Kiều:

Duyên trước mơ màng con đĩ Đạm,Tình sau lăn lóc bố cu Từ [3].

Năm 1920, ông sửa sang cảnh trí ở núi Dục Thúy (tức núi Non NướcNinh Bình). Nhân đó, ông cho sửa một chỗ đá nhằm làm ghế ngồi, trên có khắc bốn chữ: "Cúc nhân đoàn toạ", lại đục hình hai bàn chân mình vào đá, rồi còn khắc 4 câu thơ như sau:

Phiên âm Hán-Việt:Phong nguyệt dữ câu thích,Đồ thán thùy khổng ai?Sở lạc tại sơn thủy,Toạ cửu duy phúc giai.Và tự dịch là:Trăng gió vui cùng hắn,Lầm than bận kệ ai.Vui chơi non với nước.Có phúc được ngồi dai.

Vì chuyện đục bàn chân, khắc đá đề thơ như trên, ông càng bị sĩ phu chê trách. Cho nên khi đến thăm núi Dục Thúy, biết việc làm này, thi sĩ Tản Đà cũng đã thuê thợ khắc đá bốn câu thơ đặt cạnh bài thơ của Từ Đạm:

Năm ngoái năm xưa đục mấy vầnNăm nay quan lại đục hai chânKhen cho đá cũng bền gan thậtĐứng mãi cho quan đục mấy lần! [4]